Vòng quay khoản phải thu là gì? Công thức tính và ý nghĩa Receivable Turnover Ratio?

1. Vòng quay các khoản phải thu là gì?

Các khoản phải thu thực sự là các khoản cho khách hàng vay không có lãi trong ngắn hạn, coi như doanh nghiệp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng của mình trong thời hạn cho phép thanh toán. Tuy nhiên, để duy trì ổn định hoạt động của doanh nghiệp, việc kiểm soát tiến độ, hiệu quả thu hồi các khoản phải thu khách hàng là vô cùng quan trọng vì hoạt động này làm ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 

Vòng quay khoản phải thu hay hệ số quay vòng các khoản phải thu (tên gọi tiếng Anh: Receivable turnover ratio) là một trong những chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả doanh nghiệp trong hoạt động thu hồi công nợ từ khách hàng. C

hỉ số này đo lường số lần các khoản phải thu của một công ty được chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định.

Việc tính số vòng quay nợ phải thu có thể được thực hiện theo tháng, quý hoặc theo năm để đưa ra các đánh giá kịp thời về tình hình thu hồi công nợ khách hàng. 

2. Cách tính vòng quay khoản phải thu

Cách tính số vòng quay khoản phải thu như sau:

Hệ số vòng quay khoản phải thu

= Doanh thu bán chịu ròng

Giá trị trung bình khoản phải thu

Trong đó:

Doanh thu bán chịu ròng

= Tổng doanh thu bán chịu trong kỳ

Khoản doanh thu bán chịu mà khách hàng đã thanh toán trong kỳ

Giá trị trị trung bình khoản phải thu = Số dư phải thu khách hàng tại đầu kỳ + Số dư phải thu khách hàng tại cuối kỳ
2

Các số liệu phục vụ tính vòng quay khoản phải thu có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

vòng quay khoản phải thu

Ví dụ minh họa 

Tại ngày 31/12/2021, công ty TNHH An Bình có số dư phải thu khách hàng trên bảng cân đối kế toán là 140 triệu đồng. Tổng doanh thu của năm tài chính 2021 là 550 triệu đồng, trong đó, doanh thu bán hàng đã thu tiền là 250 triệu đồng. Biết rằng, bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2020 của công ty cho biết số dư phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2020 là 60 triệu đồng. 

Xác định vòng quay khoản phải thu trong năm 2021. 

Lời giải:

Doanh thu bán chịu ròng trong năm 2021: 550 – 250 = 300 triệu đồng

Giá trị trung bình khoản phải thu năm 2021: (140 + 60)/2 = 100 triệu đồng

Hệ số vòng quay khoản phải thu của công ty An Bình trong năm 2021: = 300/100 = 3 lần

Như vậy, công ty TNHH An Bình có vòng quay khoản phải thu trong năm 2021 là 3 lần/năm. 

Hay thời gian ước tính để công ty A thu được tiền là xấp xỉ 122 ngày trong trường hợp bán chịu. 

3. Ý nghĩa của chỉ số vòng quay nợ phải thu?

Chỉ số vòng quay nợ phải thu cho biết số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt trong kỳ hoạt động, giúp doanh nghiệp đưa ra được những đánh giá ban đầu về khả năng thu hồi các khoản nợ, từ đó, xem xét tối ưu các chính sách thanh toán với khách hàng đảm bảo cân đối dòng tiền trong hiện tại, tương lai. 

Chỉ số vòng quay khoản phải thu càng cao, số lần các khoản phải thu được chuyển đổi thành tiền mặt càng cao, đồng nghĩa với thời gian trung bình thu hồi một khoản công nợ càng ngắn. Điều này chứng tỏ doanh khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp hiệu quả, chính sách bán hàng hợp lý.

Hệ số vòng quay khoản phải thu thấp nghĩa là trong kỳ đánh giá, số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt là rất thấp, tốc độ thu hồi khoản công nợ khách hàng chậm, dòng tiền chưa được tận dụng tối ưu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần thận trọng xem xét tình trạng nợ xấu, cân nhắc việc sửa đổi chính sách bán hàng, khả năng kiểm soát dòng tiền. 

Các công ty thường cố gắng duy trì, nâng cao trị số vòng quay khoản phải thu để đảm bảo chính sách bán hàng trả chậm là hiệu quả, dòng tiền thu vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh dồi dào. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo dòng tiền của doanh nghiệp được duy trì ổn định, dồi dào.

4. Lưu ý quan trọng về chỉ số Receivable Turnover Ratio

Chỉ số vòng quay khoản phải thu ở mức bao nhiêu là tốt? Câu hỏi này không có một đáp án duy nhất. Với mỗi lĩnh vực ngành nghề, ở từng mức quy mô doanh nghiệp, mức chỉ số an toàn hoặc mức chỉ số tối ưu có thể khác nhau. Doanh nghiệp nên so sánh chỉ số vòng quay khoản phải thu với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô kinh doanh, phân tích chỉ số này qua các giai đoạn thời gian, từ đó cân nhắc để điều chỉnh chính sách bán hàng phù hợp.

Bên cạnh việc xem xét biến động chỉ số vòng quay nợ phải thu, trên hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp cần nêu rõ điều khoản thanh toán, yêu cầu phía khách hàng thanh toán giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc trong vòng bao nhiêu ngày kể từ ngày hoàn thành việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Khoảng thời gian cho phép khách hàng thanh toán càng ngắn, doanh nghiệp càng có nguồn tiền dồi dào để xoay vòng vốn. Tuy nhiên, việc yêu cầu khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh toán trong khoản thời gian quá ngắn lại là một trở ngại trong việc thu hút, giữ chân khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ. Chỉ số vòng quay khoản phải thu sẽ là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tìm được điểm cân bằng để hài hòa cả mục tiêu duy trì dòng tiền thu vào ổn định và mục tiêu thu hút khách hàng, tăng trưởng doanh thu. 

Cũng cần lưu ý, hệ số vòng quay khoản phải thu chỉ cung cấp thông tin về khả năng thu hồi công nợ nói chung với toàn bộ các đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp vẫn cần theo dõi tình hình thu hồi công nợ, đánh giá khả năng thu hồi công nợ quá hạn, tình hình trích lập dự phòng với từng đối tượng khách hàng, từng khoản công nợ cụ thể và có chính sách cho từng khách hàng cụ thể. 

Có thể thấy việc tính toán hệ số vòng quay khoản phải thu không quá phức tạp, doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ số này để phân tích hiệu quả từ chính sách bán chịu cho khách hàng, từ đó tối ưu hóa dòng tiền. MISA AMIS hy vọng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn để kiểm soát tốt các khoản nợ phải thu khách hàng. 

Bài viết cùng danh mục